0

Những điều cần biết về kiệt sức tinh thần | Safe and Sound

Kiệt sức tinh thần là trạng thái đi xuống của cảm xúc và tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần. Những căng thẳng, áp lực cuộc sống và rối loạn tâm lý có thể dẫn đến tình trạng này. Việc hiểu rõ nguyên nhân và tìm kiếm hỗ trợ thích hợp là chìa khóa để vượt qua kiệt sức tinh thần.

Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Kiệt sức tinh thần là gì?

Căng thẳng là điều ai cũng phải trải qua trong cuộc sống. Tuy nhiên, kiệt sức tinh thần là trạng thái căng thẳng trong thời gian dài.

Khái niệm "kiệt sức tinh thần" ám chỉ tình trạng mệt mỏi về tinh thần và cảm xúc, khiến người đó không còn cảm thấy có đủ năng lượng để đối diện và vượt qua những vấn đề trong cuộc sống. Đây là một trạng thái tâm lý tồn tại do nhiều yếu tố gây áp lực như áp lực công việc, gia đình, tài chính, hoặc rối loạn tâm lý.

Ảnh 1: Kiệt sức tinh thần thường gây ra bởi áp lực

Khi kiệt sức tinh thần, người ta có thể trải qua triệu chứng như mất hứng thú, mệt mỏi liên tục, lo lắng, căng thẳng và trầm cảm. Điều này ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng đánh giá mọi khía cạnh trong cuộc sống.

2. Điều gì gây ra kiệt sức tinh thần?

Nhắc đến kiệt quệ tinh thần, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nguyên nhân áp lực từ công việc, học tập hoặc gia đình. Mặc dù đó là nguyên nhân phổ biến của tình trạng này, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến kiệt sức tinh thần:

  • Rối loạn tâm lý: Bệnh trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ và các rối loạn tâm lý khác có thể góp phần vào kiệt sức tinh thần.
  • Xung đột trong mối quan hệ: Vấn đề gia đình, tình bạn hoặc quan hệ đối tác không ổn định có thể tạo ra áp lực tinh thần lớn.

Ảnh 2: Kiệt sức gây ra bởi xung đột

  • Sự thay đổi lớn trong cuộc sống: Những thay đổi đột ngột trong công việc, gia đình hoặc môi trường sống có thể làm cho người ta cảm thấy bị lạc lõng và mệt mỏi.
  • Thiếu ngủ và nghỉ ngơi: Thiếu ngủ và không nghỉ ngơi đủ có thể làm giảm năng lượng và góp phần vào kiệt sức tinh thần.
  • Áp lực xã hội: Áp lực từ xã hội, dư luận và truyền thông cũng có thể tạo ra cảm giác kiệt sức tinh thần.
  • Thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Không có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn đủ có thể dẫn đến kiệt sức tinh thần.

3. Dấu hiệu nhận biết kiệt sức tinh thần

Kiệt sức tinh thần gây ra các triệu chứng cả về thể chất và cảm xúc và dần bộc lộ thông qua hành vi. Tuy mức độ mà các triệu chứng của kiệt sức tinh thần có thể dễ dàng được nhận ra bởi người mắc hoặc những người xung quanh. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là cảm giác kiệt quệ, không còn sức lực trong hoạt động và cuộc sống thường ngày.

Ngoài ra, các triệu chứng tâm lý, cảm xúc và hành vi sau cũng có thể cảnh bảo tình trạng này:

  • Mệt mỏi và uể oải liên tục, ngay cả sau khi ngủ đủ giờ.
  • Mất hứng thú và cảm giác thất vọng với nhiều hoạt động trước đây yêu thích.
  • Suy giảm khả năng tập trung, hay quên.
  • Giảm năng lượng và hiệu suất công việc.
  • Thường xuyên có cảm xúc lo lắng, căng thẳng và khó chịu.
  • Cảm xúc bất lực và mất kiểm soát với tình huống xung quanh.
  • Thường xuyên biểu hiện các cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tức giận, hay thất vọng.
  • Mất hứng thú với giao tiếp và tương tác xã hội.
  • Chất lượng giấc ngủ giảm, khó đi vào giấc ngủ hoặc thường thức giấc giữa đêm.
  • Cơ thể cảm thấy yếu đuối và đau nhức.
: Những điều cần biết về kiệt sức tinh thần | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound